Trang Chủ Giới thiệu Dịch vụ Văn bản luật Hỏi đáp Truyền thông Liên hệ

Văn phòng luật sư Hoàng Huy, Văn phòng luật sư, Công ty luật, Luật Hoàng Huy, Tư vấn pháp luật, Tư vấn thuế, Thành lập doanh nghiệp, Dịch vụ sổ đỏ, Hôn nhân và gia đình - Luathoanghuy.com

Tags: Văn phòng luật sư Hoàng Huy, Văn phòng luật sư, Công ty luật, Luật Hoàng Huy, Tư vấn pháp luật, Tư vấn thuế, Thành lập doanh nghiệp, Dịch vụ sổ đỏ, Hôn nhân và gia đình - Luathoanghuy.com

Danh Mục Website
Trang Chủ Website
Giới thiệu chung
Dịch vụ luật sư Dân sự
Dịch vụ luật sư Hình sự
Tư vấn luật Hôn nhân
Tư vấn luật Đất đai
Dịch vụ Thuế, Kế toán
Dịch vụ Doanh nghiệp
Tư vấn luật Lao động
Tư vấn luật Sở hữu trí tuệ
Thông tin - Tin tức
Tư vấn - Hỏi đáp
Văn bản pháp luật
Truyền thông - Báo chí
Các luật sư thành viên
Tuyển dụng nhân sự
Thông tin Liên hệ - Hỗ trợ
Hỗ trợ khách hàng
Zalo: 034.386.9999 Zalo: 037.680.9999
Hotline: 037.680.9999
Trang Chủ  »  Danh Mục Website  »  Tư vấn - Hỏi đáp
Có được đổi chủ sở hữu ôtô khi người đứng tên qua đời?

Nếu người đứng tên trên giấy tờ không còn sống thì thủ tục sang tên chiếc xe cho người khác sẽ thế nào? (Tiến Long)

Con trai tôi qua đời bất ngờ vào năm 26 tuổi vì tai nạn giao thông. Cháu đã lập gia đình, hai mẹ con hiện ở với gia đình chúng tôi.

Con trai đứng tên một chiếc ôtô đắt tiền do vợ chồng tôi mua cho. Tôi muốn sang tên chiếc xe cho mình thủ thủ tục thế nào?

Do con trai bạn mất bất ngờ, không kịp để lại di chúc nên chiếc xe sẽ được chia theo Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Về nguyên tắc, vợ chồng bạn, con dâu và cháu nội của bạn đều có quyền thừa kế chiếc xe này. Vì vậy, để có thể sang tên xe cho vợ bạn, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ chồng bạn, con dâu bạn và là người đại diện cho cháu nội của bạn) phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người chết; sau đó bạn, con dâu và cháu nội bạn sẽ tặng cho vợ bạn phần thừa kế của mình trong chiếc xe này.

Những thủ tục này phải được lập thành văn bản và có chứng nhận của tổ chức công chứng. Sau đó, vợ bạn mới có thể làm các thủ tục sang tên quyền sở hữu chiếc xe tại cơ quan đăng ký xe.

Hồ sơ đăng ký sang tên xe được quy định tại Điều 11,12 Thông tư 15/2014/TT - BCA ngày 4/4/2014 bao gồm:

- Giấy CMND hoặc thẻ Căn cước công dân.

- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu của cơ quan công an).

- Giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Chứng từ chuyển nhượng xe (hợp đồng mua bán và văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật).

- Chứng từ lệ phí trước bạ.

 Hành vi bán dâm và mua dâm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
 Phát tán thông tin chống Nhà nước không được hưởng án treo
 Đất quy hoạch có được chuyển nhượng, tách sổ đỏ?
 Tại sao phải hoàn lại chi phí tài trợ du học nếu nghỉ việc?
 Có được đổi ảnh trong thẻ căn cước để trông đẹp hơn?
 Có được thay đổi diện tích đất ghi trong sổ đỏ?
 Giao dịch mua đất có bị vô hiệu khi người bán qua đời?
 Tù treo khác biệt thế nào với hình phạt cải tạo không giam giữ?
 Bán nhà từng ở chung, có phải hỏi ý kiến chồng cũ?
 Nếu chồng ngoại tình, vợ sẽ được chia nhiều tài sản hơn khi ly hôn?
 Bán đất không sổ đỏ có bị coi là giao dịch bất hợp pháp?
 Vì sao gia đình tôi bị phạt khi không trồng lúa?
 
 
 037 680 9999